Đường Lâm là nơi nào?
Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km và là một xã thuộc thị trấn Sơn Tây. Bằng việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (chủ yếu là kiến trúc các công trình từ hàng trăm năm nay), Đường Lâm là làng cổ đầu tiên được Nhà nước Việt Nam trao tặng bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Làng cổ Đường Lâm
Đến làng cổ Dường Lâm xem gì?
Để không hối tiếc về chuyến đi Đường Lâm của mình, các bạn nhất định không nên bỏ lỡ những địa điểm này nha!
1. Đình Mông Phụ
Đình Mông Phụ là đình có quy mô lớn nhất xã Đường Lâm nằm ngay trung tâm làng Mông phụ. Dù bạn đi vào làng từ đường nào con đường đó sẽ đều dẫn về đình làng. Theo lời của các cụ già trong làng, đình được xây dựng từ năm 1553 dưới thời vua Lê Thánh Tông để thờ Đức Thánh Tản.
Cho đến ngày nay đình làng vẫn giữ được những kiến trúc cổ xưa đó.
Cổng đình với nét điêu khắc cổ điển
2. Cổng Làng Mông Phụ
Như các bạn đã biết, cổng làng là một nét kiến trúc đặc trưng của các làng Việt cổ. Làng cổ Đường Lâm trước kia gồm 9 thôn làng khác nên cũng có nhiều lối vào. Thế nhưng duy trì được đến ngày nay cũng chỉ còn lại cổng làng Mông Phụ. Cổng được xây dựng theo kiểu “Thượng gia hạ môn” nghĩa là trên là nhà, dưới là cổng. Bên cạnh cổng làng, một bên là một cây duối lâu năm xanh tốt, một bên là hồ nước rộng lớn. Kiến trúc cổ kính như vậy mang lại cho du khách cảm giác yên bình và thoải mái.
Cổng làng Mông Phụ
3. Nhà cổ Đường Lâm
Đến thăm Đường Lâm các bạn tuyệt đối đừng quên đến thăm các nhà cổ nơi này nhé. Những ngôi nhà được xây dựng cách đây hàng trăm năm với kiến trúc cổ điển và được dựng chủ yếu bằng gỗ và gạch đất và rơm. Hiện nay ở làng cổ Đường Lâm có 5 nhà cổ dạng dân sinh mở cửa thăm quan là:
Nhà cổ bà Hà Thị Điền
Nhà cổ ông Hà Nguyên Huyến
Nhà cổ ông Hà Hữu Thế
Nhà cổ bà Dương Thị Lan
Nhà cổ ông Nguyễn Văn Hùng